Su su không phải là cây ăn quả xa lạ với chúng ta. Nhưng trồng cây su su như thế nào thì không phải ai cũng biết. Do vậy trong phần chia sẻ ngày hôm nay phauthuathammat.com xin được tư vấn cùng bạn kĩ thuật trồng cây su su. Xin mời hãy cùng dành ra vài phút để theo dõi bài viết dưới đây bạn sẽ rõ hơn!

Giới thiệu về cây su su

Trước khi bắt đầu tìm hiểu kĩ thuật trồng cây su su thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cây su su nhé. Thực chất thì cây Su su là một loại cây lấy quả ăn, thuộc họ Bầu bí, cùng với dưa hấu, dưa chuột và bí. Cây này có lá rộng, thân cây dây leo trên mặt đất hoặc trên giàn.

Ở Việt Nam, su su được trồng để vừa lấy quả và vừa lấy ngọn trong chế biến các món ăn. Ví dụ: Quả su su xào tỏi, ngọn su su làm lẩu. Ở Miền Bắc, su su được trồng rất nhiều thành hệ thống giàn men theo sườn núi, dọc theo con đường từ thị trấn Sa Pa lên đến thác Bạc rất nhiều.

Đang xem: Kỹ thuật trồng cây su su

Kĩ thuật trồng cây su su

1. Giống và thời vụ trồng su su

Có hai giống su su phổ biến là su su trơn và su su gai. Thời vụ gieo trồng từ tháng 9 đến tháng 11, sau khi trồng 3 tháng trở lên sẽ được thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài tới tận tháng 5.

2. Làm đất, bón lót và trồng

Tiếp theo trong kĩ thuật trồng cây su su thì chúng ta cần chú ý đến làm đất, bón lót và trồng cây. Những chân đất thích hợp với bầu bí cũng thích hợp với su su, làm đất như đối với trồng mướp.

Trồng su su thì chúng ta trồng bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, mẩy, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.

Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng, cách nhau 2,5-3,0m. Mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã).

Trồng mỗi hốc 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm. Một ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000-1.500 cây/ha.

*

3. Kĩ thuật trồng cây su su giai đoạn chăm sóc

Chăm sóc su su:

Công việc chăm sóc su su rất đơn giản, gồm các thao tác sau:

Che nắng cho quả giống lúc mới trồngKiểm tra sau khi mọc để khỏi bị mất khoảng.Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su su mọc dài 1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí.Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.

Xem thêm: Quan Hệ Gần Ngày Đèn Đỏ Liệu Có Thai Không, Quan Hệ Gần Ngày Kinh Có Thai Được Không

Bón phân chu su su:

Bón phân thúc cho su su vào hai giai đoạn:

Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống.Khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả.

Sau đó tùy tình hình sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà quyết định bón thúc thêm vào lúc nào có lợi.

4. Kĩ thuật trồng cây su su giai đoạn thu hoạch, để giống

Thu hoạch:

Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần. Thu khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. Năng suất trung bình 30-50 tấn/ha (1-1,7 tấn/sào).

Để giống su su:

Hiện nay nước ta có hai vùng để giống su su là:

Vùng đồng bằng trồng su su vụ Đông – Xuân lấy quả giống vào tháng 5, đem về giâm trong hỗn hợp đất, phân (7 đất 1 phân mục) ở trong những sọt hay thùng gỗ đặt ở nơi thoáng mát, mỗi sọt hay hộp gỗ chỉ giâm 5-6 quả. Cứ để như vậy cho đến tháng 8, tháng 9 thì đem trồng.

Cũng có thể cho su su tàn đi, vun gốc, cắt dây chỉ để lại độ 2m dây gốc rồi khoanh vòng thúng lại quanh gốc, lấp kín đất lên, còn giàn thì để cho mướp leo, lợi dụng bóng mát của mưới che gốc cho su su. Cho đến tháng 7, tháng 8 mới bới nhẹ gốc ra, tiếp tục chăm sóc để cho su su tái sinh trong vụ mới.

Vùng núi cao có khí hậu mát như Sa Pa, Tam Đảo, Lạng Sơn, Cao Bằng…v.v. su su ra quả vào mùa hè, còn đến mùa Đông (tháng 10 trở đi) do rét nên su su tàn lụi. Tại những vùng này, giữ giống bằng cách cắt dây, chỉ để lại 2m phần sát gốc rồi khoanh vòng thúng quanh gốc, lấp hỗn hợp phân, đất phủ đầy cho cây ấm gốc để có thể tiềm sinh trong đất qua đông.

Xem thêm: Lưu Ý Khi Chăm Sóc Để Làm Se Khít Lỗ Chân Lông To Ở Mặt Phải Làm Sao

Sang Xuân, vào khoảng tháng 3 khi tiết trời đã ấm, su su sẽ nảy mầm và tái sinh. Xới đất và bón phân thúc rồi đưa dây lên giàn. Tháng 6 sẽ cho quả và thu hoạch cho tới tháng 8, đến tháng 10 thì su su đã già.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá những kĩ thuật trồng cây su su. Hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để trồng thật hiệu quả. Chúc bạn trồng tốt để đón những quả su su mũm mĩm nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *